Tâm lý học luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Nếu bạn làm một việc gì đó với tâm trạng như khi chơi một trò chơi thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng, thú vị và dễ chịu hơn rất nhiều. Vì thế mà các hệ thống game hóa (gamified system) ra đời nhằm ứng dụng các thành tố có trong các trò chơi vào các lĩnh vực khác, từ đó làm tăng sự hứng thú và lôi cuốn đối với người dùng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé.
Gamified system là gì?
Hiểu một cách đơn giản, gamified system là các hệ thống sử dụng những yếu tố trong các nền tảng gaming quen thuộc nhằm tăng sự tương tác, tạo hứng khởi và khuyến khích mọi người đạt mục tiêu đề ra. Ngày nay, rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống đang được ứng dụng game hóa.
Ví dụ như trong học tập thì có các hình thức học mà chơi – chơi mà học, trong kinh doanh thì có các chính sách tặng quà, tặng voucher, các sòng bài trực tuyến như Slotoro thì có các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ.
Đặc trưng cơ bản nhất của các hệ thống game hóa chính là việc đánh vào tâm lý của con người. Chúng ta luôn mốn được vui vẻ, được thư giãn thông qua các trò chơi. Chúng ta cũng luôn mong muốn được tặng thưởng, được cạnh tranh, được ghi nhận và được thể hiện bản thân.
Tìm hiểu tâm lý, hành vi của người dùng chính là cách mà các gamified system có thể đưa ra những chương trình phù hợp nhất với sở thích, nhu cầu, mong muốn của người dùng, nhờ đó mà luôn thu hút được sự chú ý của khách hàng.
Mục đích của Gamified system
Mục đích của các hệ thống game hóa chính là:
- Tạo sự gắn kết tốt hơn với khách hàng của mình.
- Khiến khách hàng dành nhiều thời gian hơn để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
- Tạo động lực để khách hàng tích cực tham gia vào các hoạt động mà mình tổ chức, như các sự kiện, các chương trình marketing, các giải đấu…
- Tiếp cận và mở rộng thị trường mới với những tiêu chí cạnh tranh, thu hút khách hàng.
- Thúc đẩy đội ngũ nhân viên của mình nỗ lực cống hiến.
Chiến lược Gamified system cần xây dựng để thành công
Để có thể thành công với những mục tiêu đã đề ra, các hệ thống game hóa cần xây dựng một chiến lược cụ thể, rõ ràng với các yếu tố nền tảng như:
- Chú trọng vào nhu cầu của khách hàng: Hiểu biết thực sự sâu sắc về khách hàng là yêu cầu cơ bản đối với các hệ thống game hóa. Việc hiểu về khách hàng bao gồm cả như cầu, sở thích, mục đích cũng như hoàn cảnh, khả năng của từng đối tượng. Trong đó tập trung vào nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất. Theo các chuyên gia, ngay từ khâu lên ý tưởng, nếu có sự tham gia trực tiếp của khách hàng thì hệ thống game hóa sẽ càng dễ thành công.
- Xác định mục tiêu: Các hệ thống game hóa cần xác định mục tiêu một cách cụ thể, rõ ràng. Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cũng như đánh giá sự thành công của việc ứng dụng game hóa.
- Kiểm tra và thử nghiệm: Sau khi thực hiện được 2 bước nêu trên, hãy đánh giá và kiểm tra ý tưởng game hóa sớm nhất có thể. Nếu thử nghiệm thấy ý tưởng game hóa có thể đạt mục đích đề ra thì có thể tiến hành triển khai trên thực tế.
- Duy trì việc giám sát và tối ưu hóa các ứng dụng game hóa: Sau khi triển khai, bạn vẫn cần duy trì thường xuyên việc giám sát hoạt động và tính hiệu quả của các ứng dụng game hóa. Đây là điều kiện mang tính quyết định cho sự thành công của bạn về lâu dài.
Nhìn chung, việc tạo nội dung game hóa là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với một hệ thống game hóa. Nội dung không chỉ cần phong phú mà còn phải hấp dẫn, mang tính tương tác cao với người dùng, phải có mục tiêu và đủ điều kiện để đạt được mục tiêu đó thì hệ thống game hóa mới có thể đảm bảo thành công.
Vì thế mà xây dựng hệ thống game hóa không hề dễ dàng, nhưng quả ngọt mà nó mang lại thì rất đáng để bạn bỏ công sức.